Theệpnàonộpthuếnhiềunhấnhận định bóng đáo thống kê của Tổng cục thuế, trong danh sách nộp thuế nhiều nhất 2022, nhóm ngân hàng chiếm vị thế áp đảo.
Cụ thể, trong top 10 có tới 5 ngân hàng đóng thuế nhiều nhất. Còn trong top 20 có 8 nhà băng xuất hiện trong danh sách, gồm VPBank, Vietcombank, BIDV, MB, VietinBank, Techcombank, ACB, Sacombank.
2022 là một năm ngân hàng "trên đỉnh lợi nhuận" khi có tới hơn 20 nhà băng báo lãi ở mức kỷ lục. Toàn ngành này làm ra hơn 11,5 tỷ USD lợi nhuận trong năm nhờ tín dụng tăng mạnh và giảm trích lập dự phòng.
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng là doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất trong năm 2022. Riêng trong năm qua, lợi nhuận nhà băng này tăng mạnh nhờ khoản thu nhập bất thường khi bán cổ phần công ty tài chính. Theo đó, VPBank lãi hợp nhất trước thuế hơn 21.000 tỷ đồng với khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong 2022 là 4.900 tỷ đồng.
4 doanh nghiệp còn lại nằm trong top 5 đóng thuế nhiều nhất theo thứ tự là Viettel, Honda Việt Nam, Vietcombank và Agribank.
Theo thống kê, top 20 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất năm 2022 có một nửa là doanh nghiệp trong nước đã lên sàn chứng khoán, gồm VPBank, Vietcombank, BIDV, MB, Thế giới di động, VietinBank, Techcombank, ACB, Vinamilk, Sacombank. Còn lại là nhóm doanh nghiệp chưa lên sàn nhưng đóng góp lớn như Viettel, Agribank, PV Gas, VNPT và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Gia Lâm.
Ngoài ra, top doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất còn có các đại diện nước ngoài như Honda Việt Nam, Samsung Thái Nguyên, Samsung Việt Nam, Unilever Việt Nam và Heineken Việt Nam.
Tổng cục thuế cũng cho biết có 1.000 doanh nghiệp đóng góp 58% vào tổng thu ngân sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó, có khoảng 300 cái tên nhiều năm liền nằm trong danh sách này.
Theo lý giải của đại diện Tổng cục thuế, đây là danh sách tính theo số thuế thực nộp trong năm 2022, có thể bao gồm thuế quyết toán từ năm 2021, một phần thuế tạm nộp của 2022 và truy thu, phát sinh khác (nếu có).
Một số doanh nghiệp tạm nộp thuế trong năm 2022 nhiều hơn số phát sinh phải nộp. Còn một số tăng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động dẫn đến tăng doanh thu hoặc chính thức có doanh thu khi hoàn thành dự án, nghiệm thu công trình. Ngoài ra, một số doanh nghiệp nộp thuế lớn do phát sinh hoạt động không thường xuyên như chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, hoạt động khác...
Quỳnh Trang